Ngầm hiểu như là một ứng dụng hay phần mềm máy tính, một hệ thống Web cache có vai trò khá quan trọng trong thiết kế web. Thuật ngữ này không còn xa lạ gì với bất kì một website nào. Nếu bạn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp về bộ nhớ đệm này. Bài viết dưới đây sẽ là cẩm nang hữu ích mà bạn đang kiếm tìm.
Web cache là gì?
Web cache hay HTTP cache (bộ nhớ cache trên web) được hiểu là một ứng dụng công nghệ thông tin cho bộ nhớ tạm thời của các dữ liệu từ trang web. Đây là một thiết bị phần cứng hoặc ứng dụng phần mềm để lưu trữ tạm thời các nội dung tĩnh được truy cập thường xuyên. Giúp giảm các yêu cầu về băng thông, tải máy chủ và độ trễ. Giải phóng tài nguyên hiệu quả trong khi hiệu suất cho người dùng vẫn được cải thiện tốt nhất.
Phân loại Web cache
Theo cộng đồng freelancer việt nam chuyên thiết kế website, lập trình thì các loại Web cache (bộ nhớ đệm) bao gồm:
Write-around cache
Web cache – bộ nhớ đệm Write-around cache là ứng dụng cho phép ghi lại các hoạt động vào bộ nhớ. Giúp cho bộ nhớ cache không bị quá tải khi có một số lượng lớn bản ghi I/O xảy ra. Tuy nhiên, điểm bất lợi của nó chính là dữ liệu không được lưu trữ khi nó được đọc từ bộ nhớ. Đồng nghĩa với hoạt động đọc ban đầu sẽ tương đối chậm vì dữ liệu chưa được lưu trữ.
Write-through cache
Write-through cache là một loại web cache có thể ghi đè dữ liệu vào cả bộ nhớ cache và bộ nhớ storage. Ưu điểm của phương pháp này chính là dữ liệu mới viết luôn được lưu trữ. Cho phép đọc nhanh chóng nhất. Nhưng đổi lại các hoạt động ghi không được coi là hoàn thành cho đến khi dữ liệu được ghi vào cả bộ nhớ cache và bộ lưu trữ chính. Khiến cho quá trình lưu trữ gây ra độ trễ các hoạt động ghi.
Write-back cache
Write-back cache là Web cache ghi lại toàn bộ các hoạt động ghi đều được chuyển đến trực tiếp bộ nhớ cache. Dữ liệu được lưu trữ, thao tác ghi mới được xem là hoàn chỉnh. Sau đó, dữ liệu được sao chép từ bộ nhớ cache vào bộ nhớ. Luôn tồn tại độ trễ cho cả hoạt động đọc và ghi. Điểm bất lợi của nó là tùy thuộc vào cơ chế bộ nhớ đệm nào được sử dụng. Dữ liệu có thể dễ dàng bị mất cho đến khi nó được lưu trữ.
Web cache có tác dụng gì đối với website?
- Một thiết kế Web cache có thể giúp giảm các yêu cầu về băng thông, tải máy chủ và độ trễ. Giải phóng tài nguyên hiệu quả trong khi hiệu suất cho người dùng vẫn được cải thiện tốt nhất
- Người dùng thường tải xuống cùng một nội dung trên website nhiều lần. Nếu không có bộ nhớ đệm tích hợp, thì mỗi lần thực hiện request. Thì các Response sẽ phải được gửi đi từ máy chủ gốc. Nếu người dùng yêu cầu cùng một nội dung trong cùng lúc thì thời gian phản hồi tăng lên. Thậm chí có thể gây ra tình trạng quá tải cho máy chủ. Và lúc này, một Web cache sẽ giúp xử lý các requests cho những nội dung phổ biến. Giúp cài đặt các nội dung phổ biến ở vị trí gần hơn với người dùng cuối, cải thiện thời gian phản hồi tốt nhất.
- Một lợi ích có thể nhận thấy rất rõ đó là việc thay vì lúc nào cũng phải bỏ thời gian tối ưu hóa máy tính. Thì việc sử dụng Web cache sẽ giúp tăng tốc độ load của server. Minh chứng cụ thể là bạn hãy tưởng tượng ra đang có rất nhiều khách hàng cùng có một mối quan tâm đến 1 website nào đó. Web cache sẽ hoạt động bằng cách lưu giữ các bản sao của các trang web đó và sẽ đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của người dùng giống y hệt với bản chính mà không cần phải quay trở lại web nguồn. Việc này đồng nghĩa với server của bạn sẽ hoạt động nhanh hơn, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và còn trở lại với website của bạn. Web cache chính là thượng sách để tăng tốc độ truy cập web. Giúp tốc độ web tăng lên ngay lập tức đến vài chục lần. Nói một cách đơn giản, sử dụng Web cache sẽ giúp cho người dùng có thể dễ dàng kết nối được với website của bạn hơn.
- Ngoài ra, sử dụng web cache cho thiết kế trang web còn giúp hạn chế độ tốn kém của băng thông. Với nhu cầu sử dụng web và các ứng dụng của trang web ngày một tăng cao. Chắc chắn sẽ gây tốn kém các tài nguyên server cũng như lưu lượng băng thông. Sự có mặt của Web cache bộ nhớ đệm chính là gải pháp hoàn hảo giúp tiết kiệm chi phí, gần hơn với người dùng, từ đó người dùng có truy cập dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Web cache hoạt động như thế nào?
Bất cứ lúc nào, khi nội dung được tải xuống từ máy chủ gốc. Một bản sao được lưu trữ trong web cache ở khoảng thời gian nhất định sẽ được xác định bằng các quy tắc lưu mà bạn đã cài đặt. Nếu cùng một lúc mà có nhiều người dùng cùng yêu cầu một nội dung. Thì Web cache sẽ gửi nội dung này đã lưu trữ trước đó. Do vậy, requests của người dùng không cần phải gửi trực tiếp đến máy chủ gốc nữa.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến chọn loại web cache?
Có 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn loại web cache đó chính là người dùng và thời gian.
- Người dùng: Người đã đăng nhập nhìn thấy kết quả HTML khác với người chưa đăng nhập. Ví dụ, cùng một URL nhưng trang web lại hiển thị tiếng Việt cho người đến từ Việt Nam, tiếng nước ngoài cho người nước ngoài
- Thời gian: Thời gian hiển thị bài viết có thể là ngay lập tức cùng chủ đề đó, hoặc cũng bài này sau vài ngày cũng sẽ hiện lên cập nhật vào vài ngày trước.
Có nên xóa bộ nhớ đệm Web cache
- Web cache bộ nhớ đệm là nơi lưu trữ tạm thời các dữ liệu trong phiên làm việc trước của các ứng dụng. Các chương trình mà hệ điều hành lưu lại nhằm giúp việc tải data trong các phiên làm việc sau được nhanh hơn. Chức năng chính của nó là mang website của bạn gần hơn với người dùng, từ đó người dùng có truy cập dễ dàng và nhanh chóng hơn, giảm số lượng dữ liệu được xử lý.
- Tuy nhiên, nếu bạn cứ để yên web cache như vậy và không có bất kì tác động gì trong một thời gian quá lâu. Thì bộ nhớ đệm sẽ khiến cho ổ cứng của bạn nhanh chóng đầy lên. Do đó, bạn cũng nên thường xuyên dọn dẹp bộ nhớ đệm của mình đẻ lấy lại không gian lưu trữ cho windows của mình nhé.
Trên đây là những chia sẻ nhỏ của Gomeetpete về Web cache trong thiết kế website. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về thuật ngữ này và sử dụng nó phù hợp nhất cho trang web của mình. Chúc các bạn thành công!